top of page

ĐTSM [2]: Sự yên bình và sức mạnh cần phải hợp nhất.

Updated: Aug 31, 2024

Tranh minh họa: Hans Gyde Peterson, bởi Peder Severin Krøyer, 1907.


Thế Điềm tĩnh có thể được định nghĩa là sự yên bình và sức mạnh hợp nhất; một trạng thái hiện hữu trong đó bạn cảm thấy hoàn toàn bình lặng và đồng thời hết sức mạnh mẽ. Lý do sự bình yên và sức mạnh nhất thiết phải kết hợp để hình thành Điềm tĩnh là bởi vì tất cả những hành động có sự xáo trộn của sức mạnh đều dẫn đến việc mất mát sức mạnh. 

Tuy nhiên, chỉ rơi vào im lặng thôi là không đủ để ngăn chặn việc mất mát sức mạnh. Một người im lặng không mạnh mẽ hơn một người bồn chồn hay căng thẳng.

Việc cả bình yên lẫn sức mạnh có thể tồn tại cùng một lúc trong hệ thống không có nghĩa là một người đang trong Thế Điềm tĩnh, hoặc bất kỳ một lượng sức mạnh nào đang được bảo toàn. Để đạt được Điềm tĩnh, cả yên bình lẫn sức mạnh phải được hợp nhất trong ý thức, không chỉ đơn thuần tồn tại bên cạnh nhau.

Một người có thể quyết sống một cuộc sống tĩnh lặng, và có thể trở nên yên lặng trong tâm trí đến nỗi một số tài năng của họ rơi vào câm lặng tạm thời. Trong thời gian này, có những năng lượng khổng lồ đang được tạo ra trong hệ thống của họ, nhưng sự yên bình của họ không được hợp nhất với sức mạnh; vì vậy, sức mạnh bị mất đi.

Sức mạnh được bảo toàn và Điềm Tĩnh được đạt tới chỉ khi những năng lượng trong hệ thống làm việc trong trạng thái bình lặng. Do đó, chúng ta có thể thấy rằng hầu hết tất cả các hành động tinh thần và thể chất của một người bình thường đều phí phạm.

Ngay cả ba hành động có giá trị nhất của tâm trí trong việc hình thành sự tiến bộ cũng phân tán các lực lượng đến mức đáng kinh ngạc. Ba hành động này là tham vọng, nhiệt huyết, và quyết tâm; cả ba điều này đều là rất cần thiết nhưng lại gây hại nhiều nhất như chúng thường được sử dụng.

Tham vọng không bình lặng sẽ tạo ra khuấy động trong tâm trí thông qua việc giải phóng các sức mạnh lớn. Việc đột nhiên quyết tâm làm điều gì đó lớn lao cũng là một hiện tượng tương tự, và sau đó kèm theo phản ứng như “cố gắng thì có ích gì?”

Những sự bùng nổ nhiệt huyết định kỳ cũng thuộc dạng này, chỉ đơn giản là một cách khác để quẳng đi những năng lượng mà chúng ta không biết cách giữ hoặc sử dụng tốt. Khi một người có bản chất nhiệt tình học cách sử dụng những sức mạnh của mình một cách xây dựng, họ sẽ trở thành thiên tài.

Tất cả các dạng cảm giác lo lắng và hành động căng thẳng đều cho thấy sự thiếu Điềm tĩnh, và do đó là những kênh qua đó những lượng lớn năng lượng bị mất đi.

Giai đoạn vui sướng thường được gọi là trạng thái ngây ngất (ecstasy) cũng là một kênh khác mà qua đó năng lượng trôi đi; và thực tế rằng hầu hết mọi tâm trí nhiều cảm xúc đều thường xuyên rơi vào trạng thái ngây ngất này khiến vấn đề thực sự trở nên nghiêm trọng.

Việc chúng ta có thể làm thất thoát năng lượng qua việc trở nên vui vẻ có thể là một điều không dễ chịu khi nghĩ đến; nhưng vì trạng thái ngây ngất không phải là hạnh phúc thực sự, cho nên chúng ta không có nó thì sẽ tốt hơn nhiều.

Tất cả những hình thức đam mê và gần như tất cả các biểu hiện thông thường của tình yêu đều lãng phí năng lượng ở mức độ lớn; một thực tế nữa trông có vẻ không mấy dễ chịu; nhưng vì không có hành động nào của tâm trí là đích thực trừ khi nó ở trong Thế Điềm tĩnh, chúng ta không yêu bằng tình yêu đích thực trừ khi chúng ta yêu trong trạng thái Điềm tĩnh. 

Khi chúng ta biết cách yêu trong Điềm tĩnh, chúng ta sẽ không bao giờ quay lại cái cách yêu cũ nữa, nửa điên rồ, lãng phí, với những niềm vui nông cạn, thoáng qua cũng như những đau khổ và tuyệt vọng kèm theo.

Khi chúng ta yêu trong Điềm tĩnh, sẽ không có đau đớn hay thất vọng; và những niềm vui cũng sâu sắc như chính cuộc sống.

Việc mong cầu những điều chúng ta không thể sở hữu được ngay trong hiện tại là một nguyên nhân của sự thất thoát và lãng phí không gì sánh bằng. Lý do dễ hiểu khi chúng ta biết rằng thói quen ham muốn những gì chúng ta không thể có phổ biến đến mức nào.

Lý do thói quen này lãng phí năng lượng là vì mỗi khi chúng ta ham muốn một điều gì đó, một lượng lực lớn sẽ dồn vào cơ quan trong cơ thể, hoặc một chức năng của tâm trí mà đáng lẽ ra sẽ được thỏa mãn nếu ham muốn đó được đáp ứng. Khi ham muốn không được thỏa mãn, tất cả năng lượng này thấy mình bị đánh lừa. Không có gì để tác động lên; và nếu tâm trí không biết cách để chuyển hóa những năng lượng này và khiến chúng quay trở lại để sử dụng ở nơi khác, thì chúng sẽ bị mất đi.

Chúng ta không được nhầm lẫn thói quen ham muốn những thứ chúng ta không thể có với khát vọng hay mong muốn không ngừng tiến bộ; bởi vì trong trường hợp sau, chúng ta đang làm việc hàng ngày để đạt được mục tiêu đã đề ra, trong khi ở trường hợp trước, chúng ta chỉ mong muốn mà không làm gì để đạt được những gì ở xa hơn.

Chỉ có một con đường thực sự cho sự ham muốn, và đó là việc không ngừng hoàn thiện bản thân. Một thái độ tinh thần như vậy mang lại cho tất cả năng lượng của hệ thống một cái gì đó để làm ngay bây giờ; và năng lượng được đưa vào hoạt động sẽ không bao giờ bị mất đi.

Khi một người hoàn thiện bản thân, những điều ngày càng tốt hơn sẽ liên tục tự đến với họ. Họ sẽ không phải mong muốn những điều tốt đẹp hơn; họ sẽ thu hút những điều tốt đẹp hơn đến với mình mỗi ngày, bởi vì mỗi ngày họ đều trở nên tốt đẹp hơn.



Phiên bản Instagram


English original: Chapter 2

Poise may be defined as peace and power combined; a state of being wherein you feel perfectly serene and exceedingly strong at the same time. Why peace and power must combine in the formation of Poise is very evident when we realize that all disturbed action of power means loss of power.

The mere act of being quiet, however, is not sufficient to present the loss of power. A quiet person is not any stronger than a restless or strenuous person.

The fact that both peace and power may exist in the system at the same time does not prove that the person has Poise, nor that any power is being saved. To acquire Poise, peace and power must combine in consciousness, and not simply exist, side by side.

A person may undertake to live the serene life, and may become so quiet in mind that a large number of the faculties become dormant. During all this time enormous energies are being generated in his system; but his peace has not been united with his power; therefore, the power is lost.

Power is saved and Poise attained only when the energies of the system work in a state of calm. It will therefore be seen that practically all the mental and physical actions of the average person are wasteful. Even the three most valuable actions of mind in the formation of advancement scatter forces to an extent that is startling. These three are ambition, enthusiasm and determination ; all indispensable, but most detrimental, as ordinarily employed.

The ambition that is not calm produces a stir in the mind by a letting loose of mighty forces. A sudden determination to do something remarkable is usually a similar phenomena, and is followed by reactions of “what’s the use.”

Periodical outbursts of enthusiasm belong in the same category; simply another way of getting rid of energy that we do not know how to hold nor employ. When the natural enthusiast acquires Poise and learns how to use his powers constructively, he will become a genius.

All forms of nervous feeling and nervous action indicate a lack of Poise, and are therefore channels through which a great deal of energy is lost.

That phase of joy which is usually called ecstasy is another channel through which energy slips away; and the fact that practically all emotional minds run frequently into ecstasy, makes the matter serious indeed.

That we should lose energy by being happy may not be pleasant to think of; but since ecstasy is not true happiness, we are far better off without it.

All forms of passion, and nearly all ordinary expressions of love waste energy to a great degree; another fact that may not seem altogether pleasant; but since no action of mind is true unless it is in Poise, we do not love with true love unless we love in Poise.

When we learn to love in Poise we shall never return to the old, semi-insane, wasteful method, with its shallow, fleeting joys and its pangs of misery and despair.

When we love in Poise there is neither pain nor disappointment; and the joys are as deep as life itself.

To desire in the present those things which we can not gain possession of in the present is a cause of waste and loss that is practically without an equal. The reason is readily understood when we learn how universal is the habit of desiring what we cannot get.

Why this habit wastes energy is due to the fact that whenever we desire anything, a great deal of force rushes to that organ in the body or that faculty of the mind, that would be gratified should the desire be granted. When the desire is not granted, all this energy finds itself on a fool’s errand. There is nothing to act upon; and if the mind does not know how to transmute those energies and call them back into use elsewhere, they are lost.

The habit of desiring what we can not get must not be confounded with aspiration, or the desire for constant improvement ; because in the latter we are daily working up towards the goal in view, while in the former we simply desire, doing nothing to reach what lies beyond.

There is only one true course for desire, and that is the constant improvement of yourself. Such an attitude of mind gives all the energies of the system something to work for now; and the energies that are put to work are never lost.

As the individual improves himself, better and better things will constantly come to him of themselves. He will not have to desire better things; he will daily attract better things, because he is daily becoming better.


Download Book HERE.

8 views0 comments

Recent Posts

See All

Comments

Rated 0 out of 5 stars.
No ratings yet

Add a rating

Join the discussion.

  • Twitter
  • Facebook
  • Instagram

Thanks for submitting!

bottom of page