
Tranh minh họa: ‘Chân dung họa sĩ Thụy Điển Karl Nordström’, bởi Christian Krohg (1882).
Hãy bình tĩnh và tự chủ. Hãy quên nhân cách bên ngoài của mình bằng cách suy nghĩ sâu lắng về bản thể bên trong. Điều này vô cùng quan trọng, bởi vì sự tự chủ hoàn toàn là kết quả của hành động bề mặt vừa phải và hành động bên trong đầy đủ, mạnh mẽ, và thanh bình.
[CT: có thể nói, nhân cách bên ngoài chính là cơ thể và tính cách của mình. Còn bản thể bên trong chính là linh hồn, là sự sống mạnh mẽ và bình lặng đang nuôi sống nhân cách bên ngoài. Hành động trên bề mặt là hành động phát sinh từ nhân cách bên ngoài, như cách đại đa số chúng ta quen sống. Còn hành động từ bên trong là khi bạn ý thức được rằng nó phát sinh từ bản thể, sự sống từ sâu hơn trong bạn.
Khi bạn đồng hóa mình với nhân cách bên ngoài, những hành động của và lời nói sẽ thiếu chiều sâu, và nhiều lúc tùy hứng, thiếu kiểm soát. Nhưng khi bạn đồng hóa mình với bản thể, sự sống bình lặng và mạnh mẽ bên trong, và phát sinh mọi hành động, lời nói, ý nghĩ từ đó, bạn sẽ thấy chúng trở nên mạch lạc, hoàn toàn trong tầm kiểm soát, và yên bình một cách mạnh mẽ.]
Việc quên đi nhân cách bên ngoài không có nghĩa là chúng ta phải phớt lờ cuộc sống vật lý và khách quan, nhưng đó là việc thiết lập trung tâm của mọi hành động có ý thức để xuất phát từ sự sống rộng lớn hơn bên trong của mình. Chúng ta ý thức được điều gì, chúng ta sẽ thể hiện cái đó; do đó, khi chúng ta sống một cách có ý thức từ trong sự sống bên trong rộng lớn hơn, chúng ta sẽ thể hiện được một phần lớn sự sống đó hơn, và kết quả là nhân cách bên ngoài của chúng ta sẽ được nuôi dưỡng và chăm sóc tốt hơn rất nhiều so với việc chúng ta chỉ sống ở bề mặt.
Trong thái độ tự chủ hoàn toàn, tâm trí có khả năng kiểm soát tuyệt đối một cách có ý thức tất cả những hành động của nhân cách, và do đó có thể ngăn chặn mọi sự chuyển động không cần thiết của ý nghĩ và cơ bắp.
Chúng ta cần phải nhớ một sự thật rằng bát kỳ mọi sự chuyển động không cần thiết nào của tâm trí và cơ bắp đều là một sự chuyển động không có kiểm soát; và tất cả những sự chuyển động không cần thiết đều làm phung phí năng lượng. Trong một người bình thường, những hành động bất an, căng thẳng, và không có kiểm soát dường như là một thói quen, và điều này thể hiện qua những sự chuyển động không cần thiết của tay và chân. Đây là sự thiếu Điềm tĩnh và cần phải được khắc phục.
Tuy nhiên, khi chúng ta cố gắng loại bỏ những hành động không cần thiết trên bề mặt, chúng ta có nguy cơ bị kéo sang cực ngược lại và trở nên quá im lặng. Trong thời đại này, khi cuộc sống bên trong đang được nghiên cứu rất rộng rãi, một số lớn người đã đi đến kết luận rằng cuộc sống thanh bình mới là cuộc sống đích thực duy nhất. Kết luận này dựa trên khám phá rằng những trạng thái ý thức cao hơn chỉ có thể được đạt tới thông qua sự bình lặng hoàn hảo; nhưng mặc dù sự bình lặng hoàn hảo là cần thiết đối với việc đạt được những trạng thái cao hơn và rộng lớn hơn của tâm trí hay ý thức, riêng chỉ mỗi sự bình lặng hoàn hảo sẽ không mang lại những điều này.
Quá nhiều những học trò của cuộc sống mới này chỉ nhắm tới việc trở nên im lặng, và họ hành động dựa trên niềm tin rằng cả trí tuệ lẫn sức mạnh sẽ đến trong sự im lặng; nhưng trong những nỗ lực của họ về hướng này, họ đã bỏ sót một trong những nguyên lý vĩ đại nhất trong sự tồn tại liên quan đến việc đạt được những ‘cảnh giới’, đó chính là: không có ‘cảnh giới’ nào có thể được đạt tới mà không có sức mạnh; và sức mạnh không thể hành động một cách xây dựng trừ khi nó hành động trong sự bình lặng.
Một người có thể trở nên im lặng trên bề mặt mà không hề ngăn chặn được sự lãng phí năng lượng liên tục qua những kênh khác nhau đã được đề cập trong cuốn sách này. Trong trạng thái im lặng này anh ta có thể mong đợi sự gia tăng sức mạnh, nhưng sẽ không có một sự gia tăng sức mạnh nào xảy ra cho đến khi anh ta ngăn chặn được sự thất thoát sức mạnh, và đồng thời kết hợp một cách có ý thức sự yên bình với sức mạnh.
Chúng ta phải nhớ rằng trạng thái ý thức của sự yên bình và trạng thái ý thức của sức mạnh là hai trạng thái ý thức riêng biệt. Tuy cả hai trạng thái này có thể tồn tại trong tâm trí cùng một lúc, nhưng nếu chúng tồn tại tách biệt thì sẽ không có ích gì cho mục đích gia tăng sức mạnh.
Một người im lặng có ý thức của sự bình yên; và một người nỗ lực vất vả có ý thức của sức mạnh; nhưng cả hai đều không có Điềm tĩnh, và cả hai đều đang lãng phí năng lượng ở một mức độ rất lớn. Người nỗ lực vất vả phân tán những lực lượng của mình khắp nơi qua hành động cưỡng ép; còn người im lặng không giữ lại được bất kỳ lượng năng lượng nào của anh ta và cho phép chúng trôi đi một cách nhẹ nhàng.
Khi ý thức của sự yên bình và ý thức của sức mạnh được hợp nhất chúng ta có một trạng thái ý thức mới, và đây là ý thức của sự Điềm tĩnh.
Do đó, khi chúng ta tiến hành việc dịch chuyển trung tâm của ý thức từ tầng của hành động bất an trên bề mặt tới tầng của hành động bình lặng bên trong, chúng ta không được quên ý thức của sức mạnh cũng như ý thức của sự yên bình.
Trong việc này, thái độ thỏa mãn sâu sắc trong linh hồn cần phải được trau dồi tới mức độ đầy đủ nhất có thể; cũng như thái độ hài lòng không gián đoạn.
Điều này trông có vẻ khó đặc biệt khi tất cả mọi thứ trong cuộc sống đang không như ý; nhưng chúng ta cần nhớ rằng hạnh phúc không đến từ hoàn cảnh hay sự vật.
Hạnh phúc không đến từ việc có nhiều mà đến từ việc trở thành nhiều. Và ai trở thành nhiều sẽ không thể tránh khỏi việc sở hữu nhiều.
Những thái độ hài lòng và thỏa mãn trong linh hồn giữ lại sức mạnh trong hệ thống, và do đó hỗ trợ trực tiếp trong việc trao cho một người lượng sức mạnh lớn hơn mà họ cần để khiến mọi thứ trong cuộc sống trở nên như ý muốn.
Sự thỏa mãn sâu sắc trong linh hồn cũng sẽ nâng cao ý thức của sự Điềm tĩnh, và cung cấp một hình ảnh rõ ràng cho tâm trí biết Điềm tĩnh thực sự là gì. Nói cách khác, đó là lúc chúng ta có thể cảm nhận được sự Điềm tĩnh; và chúng ta không thể hiểu được sự Điềm tĩnh cho đến khi chúng ta cảm nhận được nó.
Sau khi chúng ta đã cảm nhận được sự Điềm tĩnh, chúng ta sẽ biết con đường dẫn đến thái độ Điềm tĩnh; và sẽ có thể đi vào thái độ này bất cứ lúc nào và trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
Khi chúng ta đã học được cách làm điều này, chúng ta nên luôn luôn hành động trong trạng thái Điềm tĩnh, cho dù công việc của chúng ta là về thể chất hay tâm trí, hay cả hai. Để có thể hành động trong Điềm tĩnh, chúng ta không nhất thiết phải hành động một cách chậm rãi và nắn nót, như quá nhiều người lầm tưởng. Bạn có thể làm việc với tốc độ cực nhanh mà vẫn ở trong Điềm tĩnh. Thực tế là, sự Điềm tĩnh của bạn càng hoàn hảo, bạn sẽ càng làm việc nhanh hơn, và chất lượng sản phẩm của bạn sẽ càng cao hơn.
[CT: Khi đã đạt được những trạng thái Điềm tĩnh cao hơn và sâu hơn trong toàn bộ cơ thể, mình nhận ra rằng dùng cụm từ Thế Điềm tĩnh không còn thực sự phù hợp nữa.
Từ ‘Thế’ có thể thiếu chính xác vì nó ám chỉ tư thế của cơ thể hoặc tâm trí, nhưng khi chạm vào những cung bậc sâu hơn của Điềm tĩnh, Điềm tĩnh không còn đơn thuần chỉ là một tư thế tinh thần hoặc thậm chí là một thái độ.
Nó trở thành chính xác là một trạng thái tồn tại vô cùng bình lặng và mạnh mẽ trong đó bạn làm chủ gần như tuyệt đối cơ thể và tâm trí.
Và quan trọng là lúc đó trọng tâm của mọi hành động xuất phát từ linh hồn - bản thể bên trong của bạn, chứ không còn đơn thuần chỉ là tâm trí và cơ thể vật lý.
Vì vậy, để dùng cụm từ ‘trạng thái Điềm tĩnh’ sẽ thể hiện đúng hơn những gì chúng ta muốn đạt tới thông qua nghệ thuật này.]
Điều này nghe có vẻ đáng kinh ngạc, tuy nhiên nó là sự thật, rằng khi bạn làm việc trong Điềm tĩnh bạn sẽ không bao giờ cảm thấy mệt, miễn là bạn đảm bảo rằng mình ngủ đủ tám giờ trong mỗi hai mươi tư giờ đồng hồ.
Hãy luôn luôn suy nghĩ trong Điềm tĩnh, và hãy cảm nhận sự mạnh mẽ và bình yên của từng suy nghĩ của bạn. Nếu mọi suy nghĩ không tạo ra một cảm giác bình lặng, mạnh mẽ trong tâm trí, bạn đã mất Điềm tĩnh và đang gây thất thoát năng lượng tinh thần.
Việc suy nghĩ trong Điềm tĩnh là một nghệ thuật rất cao, và sẽ giúp đỡ đáng kể trong việc xây dựng những tài năng và khả năng của tâm trí. Để rèn luyện nghệ thuật này, hãy trao cảm giác của sự Điềm tĩnh cho từng suy nghĩ, và dần dần bạn sẽ suy nghĩ nhiều hơn trong Điềm tĩnh mà không cần phải cố gắng.
Không có nhiều thành tựu chúng ta có thể đạt được cao hơn việc phát triển khả năng nói trong trạng thái Điềm tĩnh. Người diễn thuyết trước công chúng có khả năng nói trong Điềm tĩnh sẽ chạm được đến thậm chí là linh hồn của khán giả, và từng câu từng từ sẽ mang theo trọng lượng mạnh mẽ. Điều này cũng đúng đối với một nhạc sĩ có khả năng hát hoặc chơi nhạc trong Điềm tĩnh; cũng như người diễn viên có khả năng diễn trong Điềm tĩnh. Trong những tương tác hàng ngày với mọi người chúng ta sẽ nhận thấy rằng những gì được nói trong Điềm tĩnh là những lời nói sẽ tạo ra những kết quả như mong muốn. Nói tóm lại, nếu chúng ta cần phải phụ thuộc vào giọng nói của mình cho sự thành công, thì chúng ta sẽ không bao giờ thất bại nếu chúng ta biết nói trong Điềm tĩnh.
Để trau dồi nghệ thuật tinh tế này, hãy nói một cách nhẹ nhàng, bình tĩnh và với sức mạnh thanh bình. Không nhất thiết lúc nào cũng phải nói một cách chậm rãi, nhưng từ nào cất lên cũng phải có linh hồn – một linh hồn mạnh mẽ và bình lặng.
Một thành tựu lớn nữa chúng ta có thể đạt được là khả năng đọc trong Điềm tĩnh; tuy nhiên một người bình thường hầu như không bao giờ trong trạng thái Điềm tĩnh khi họ đọc. Nguyên nhân của điều này là thói quen đọc một bài viết một cách vội vàng để nắm được những điểm chính, hoặc lướt qua càng nhiều nội dung càng tốt trong một khoảng thời gian nhất định.
Khi chúng ta đọc một thứ gì đó không thú vị, chúng ta thường phi nước đại để hoàn thành nó một cách nhanh nhất có thể. Khi chúng ta đọc một thứ thú vị, chúng ta lại thấp thỏm hồi hộp muốn khám phá xem điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Kết quả là sự bất an, bồn chồn, phung phí năng lượng, và sự hình thành những khuynh hướng sẽ dẫn tâm trí vào sự nông cạn, hời hợt và thấp kém.
Để chau đồi khả năng đọc trong Điềm tĩnh, hãy chọn lọc những gì tốt nhất, hoặc những gì thật cần thiết đối với bạn, và đọc thật chậm rãi lúc ban đầu. Hãy hiểu rằng không quan trọng bạn đọc được bao nhiêu nội dung, mà là bạn thu nhận được bao nhiêu từ những gì bạn đọc. Hãy thể hiện cảm giác của sự Điềm tĩnh trong từng câu từng từ mà bạn nói lên trong tâm trí, và hãy cố gắng xác định ý nghĩa sâu hơn của mọi khẳng định được đưa ra trong những dòng chữ đó. Điều này sẽ phát triển độ sâu của sự cảm nhận đối với những gì bạn đang đọc, và điều này rất cần thiết trong việc đạt được Điềm tĩnh.
Trong một thời gian rất ngắn bại sẽ vào được thái độ Điềm tĩnh một cách tự nhiên mỗi khi bạn nhấc một thứ gì đó lên để đọc; và bạn sẽ có khả năng độc với một tốt độ đáng kể mà không hề đánh mất một chút nào sự Điềm tĩnh.
Việc đọc trong Điềm tĩnh không chỉ bảo toàn năng lượng, nhưng nó còn phát triển độ sâu của tư duy, sự thông suốt của tri thức, và giúp bạn hiểu được kỹ càng hơn nhiều những gì mình đọc được.
Một trong những điều giá trị nhất có thể đạt được là khả năng rơi vào giấc ngủ trong Điềm tĩnh; vì không ai có thể đạt được đầy đủ những lợi ích của giấc ngủ trừ khi họ đi ngủ trong Điềm tĩnh. Điều này rất quan trọng, vì chúng ta không thể ghi ấn tượng vào tiềm thức với bất kỳ kết quả khả quan nào nếu chúng ta không đi ngủ trong trạng thái Điềm tĩnh.
Những nghiên cứu gần đây đã chứng minh được rằng tiềm thức sẽ sẽ đáp ứng bất kỳ ý tưởng hoặc mong muốn nào được giữ trong tâm trí khi chúng ta đi ngủ; và hơn nữa, đây cũng là cách để khiến những tài năng lớn lao từ bên trong có thể dần dần được thể hiện. Nhưng chúng ta phải đi ngủ trong Điềm tĩnh để có thể đạt được những kết quả phi thường này.
Để đi ngủ trong Điềm tĩnh, hãy thư giãn tâm trí và cơ thể; hãy cảm nhận linh hồn của sự Điềm tĩnh, và ý thức rõ ràng sự trọn vẹn của cuộc sống bình lặng.
Chương trước: [6] Suy nghĩ ‘trong sạch’ để bảo toàn năng lượng.
Chương tiếp theo: [8]: Trau dồi khả năng tập trung hoàn hảo.
English Original: Chapter 7
Be composed and self-possessed. Forget the outer self by thinking deeply about the inner self. This is extremely important, because complete self-possession is the result of mild surface action, and a full, strong, serene interior action.
To forget the outer self does not mean to ignore the objective and the physical life, but to establish the center of conscious action in the larger interior life. What we become conscious of, that we shall express; therefore, when we consciously live in the larger, interior life, we shall express a larger measure of life, and consequently the outer self will be far better supplied and cared for than if we lived on the surface.
In the attitude of complete self-possession the mind has full conscious control of every action of the personality, and can therefore prevent every unnecessary movement of thought or muscular activity.
It is a fact to be well remembered that every unnecessary movement of mind or body is an uncontrolled movement; and that every uncontrolled movement wastes energy. In the average person, restless, nervous, uncontrolled action is almost a habit, appearing especially in unnecessary movements of hands and feet. This is a lack of Poise and must be overcome.
However, when we try to remove unnecessary surface action, we are liable to be drawn to the opposite extreme and become too quiet. In this age, when the inner life is being studied so extensively, a great many arrive at the conclusion that the serene life is the only true life. This conclusion is based upon the discovery that the higher consciousness can be attained only through the perfect calm; but though the perfect calm is necessary to the attainment of any larger or higher state of mind or consciousness, still, the perfect calm alone will not bring these things.
Too many students of the new life have aimed at simply becoming quiet, acting upon the belief that both wisdom and power will come in the silence; but in their efforts in this direction they have overlooked one of the greatest principles of attainment in existence, viz: no attainment is possible without power; and power cannot act constructively unless it acts in peace.
A person may become quiet in a superficial way without preventing in the least the constant waste of energy through the various sources mentioned. In this quiet state he may expect to gain power, but no power will be gained until he stops the waste of power, and consciously unites peace with power.
We must remember that the consciousness of peace and the consciousness of power are two distinct states of consciousness. Though both states may exist in the mind at the same time, still, if they are separated nothing will be gained as far as the gaining of power is concerned.
The quiet person has the consciousness of peace: the strenuous person has the consciousness of power; but neither has Poise, and both are wasting their energies to an enormous extent. The strenuous person scatters his forces broadcast by forceful action; the quiet person fails to hold on to any of his energies and permits them to gently slip away.
When the consciousness of peace and the consciousness of power are united we have a new state of consciousness, and this consciousness is Poise.
Therefore, when we proceed to change the center of consciousness from the plane of restless surface action to the plane of serene interior action, we must not forget to keep power in mind, as well as peace.
In this connection, the attitude of deep soul satisfaction should be cultivated to the fullest extent; also a state of uninterrupted contentment.
This may seem difficult to do when everything in life is the way we do not wish it to be; but we must remember that happiness does not come from circumstances or things.
Happiness does not come from having much, but from being much. And he who is much will inevitably possess much.
Contentment and soul satisfaction hold power in the system, and thus aid directly in giving the person the greater power required to make everything in life become the way he desires it to be.
Deep soul satisfaction will also promote the consciousness of Poise, and give to mind a clear conception of what Poise actually is. In other words, Poise will be felt; and we do not understand Poise until we feel it.
After we have felt Poise, we know the way to the mental attitude of Poise, and can successfully enter this attitude at any time and under any circumstance.
When we have learned to do this, we should always act in Poise, whether our work be physical or mental, or both. To act in Poise does not require slow, measured movements, as too many suppose. You can work with lightning speed and still be in Poise. In fact, the more perfect your Poise, the more rapidly you can work, and the higher will be the quality of your product.
It may appear to be a startling fact, nevertheless it is true, that when you work in Poise you will never feel tired, providing you secure eight hours sleep out of every twenty-four.
Always think in Poise, and feel every thought to be calm and strong. If every thought does not produce a calm, strong feeling in mind, you are out of Poise and are losing mental energy.
To think in Poise is a very high art, and will aid remarkably in developing ability and mental capacity. To cultivate this art, give the feeling of Poise to every thought, and gradually you will think more and more in Poise without trying to do so.
There are few attainments that are of greater value than to be able to speak in Poise. The public speaker who can speak in Poise will reach the very soul of his audience and every word will carry conviction. The same is true of the musician who can sing or play in Poise; also of the actor who can act in Poise. In our daily association with people we shall find that the word spoken in Poise is the word which produces the results desired. In brief, if we have to depend upon our voice for success, we shall never fail when we speak in Poise.
To cultivate this fine art, speak gently, calmly, and with serene power. It is not necessary to always speak slowly, but every word should have soul—a strong, silent soul.
Another great attainment is to be able to read in Poise; though the average person is never in Poise while he reads. The cause of this is the habit of rushing through an article to get the main points, or skimming over as much matter as possible in a given time.
When we read something which is not interesting, we pass on as rapidly as possible to get through with it. When we read something which is interesting, we are constantly on tip-toe to discover what is coming next. The result is nervousness, restlessness, waste of energy, and the formation of tendencies which lead mind into the shallow, the superficial, and the inferior.
To cultivate the art of reading in Poise, select the best, or that which is absolutely necessary for you to read, and read very quietly at first. Realize that it is not how much you read that counts, but how much you gain from that which you do read. Express the feeling of Poise in every word that is mentally spoken, and try to discern the inner meaning of every statement made. This will develop depth of feeling in connection with your reading which is so necessary to the attainment of Poise.
In a very short time you will naturally enter the attitude of Poise whenever you take up something to read; and you will be able to read with considerable speed without losing your Poise in the least.
To read in Poise not only saves energy, but it develops depth of thought, lucidity of intellect, and evolves a much clearer understanding of that which is read.
Among all great attainments, that of going to sleep in Poise is by no means the least; because no one can fully gain that for which he goes to sleep unless he goes to sleep in Poise. This is very important, as we can not impress the subconscious with any satisfactory results unless we go to sleep in Poise.
Recent investigations have demonstrated the fact that the subconscious will respond to any idea or desire held in mind as we go to sleep; and also, that the great possibilities of the within can in this way be gradually brought into expression. But we must go to sleep in Poise to have these extraordinary results.
To go to sleep in Poise, relax mind and body; feel the soul of Poise, and realize the fullness of the silent life.
Download Book HERE.
Comments