top of page

TDKQ [4]: Khát vọng và Hài lòng

Updated: Sep 19, 2024

Tranh minh họa: ‘Con đường hoa’, bởi Cesare Auguste Detti (1847-1914)


Ba trạng thái đã được đề cập trong chương vừa rồi sẽ, một cách tự nhiên, dẫn chúng ta đến với những kết quả chúng ta muốn đạt được, nhưng độ lớn của kết quả chúng ta đạt được tùy thuộc vào độ cao của những gì chúng ta đang nhắm tới. Do đó, chúng ta cần một trạng thái tinh thần có thể tập trung sự chú ý của mình vào những thành tựu lớn lao, và trạng thái này chính là trạng thái khát vọng.

Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra sự khác biệt giữa hai trạng thái khát vọng và tham vọng đặc biệt khi chúng ta quan sát hai điều này hoạt động riêng biệt. Khi tham vọng hoạt động mà không có khát vọng, mục đích của tâm trí sẽ là việc thúc đẩy nhân cách cá nhân qua việc chỉ sử dụng những năng lực đã hiện có và đang hoạt động trong nhân cách cá nhân. Nhưng thái độ này có xu hướng tạo ra sự tách biệt giữa nhân cách cá nhân và những sức mạnh vĩ đại hơn ở bên trong, và điều này cuối cùng sẽ dẫn đến những tình trạng thấp kém. Chúng ta đã thấy sự thật này được minh chứng thường xuyên đến mức có thể khẳng định rằng tham vọng cá nhân, khi kiểm soát hoàn toàn tâm trí, thì chắc chắn sẽ dẫn đến sự sụp đổ của bản thân.

Một sự thật phổ biến là không một tâm trí nào, khi chỉ sở hữu một mình sự tham vọng, có thể trở nên vĩ đại, và lý do là tham vọng cá nhân sẽ cản trở việc tâm trí và ý thức có thể vươn tới những trạng thái tinh thần, tư duy và sức mạnh cao thượng hơn, những yếu tố thiết yếu để làm nên sự vĩ đại. Tuy nhiên, sự vươn lên này của tâm trí và ý thức luôn luôn được thực hiện thông qua thái độ khát vọng, và do đó sức mạnh của tham vọng luôn luôn phải được thắp sáng bởi tinh thần khát vọng. Cả hai điều này là cần thiết, tuy nhiên chúng cần phải hợp nhất một cách hoàn hảo trong mọi trường hợp trước khi những kết quả vĩ đại có thể được đạt tới.

Sự khát vọng luôn luôn tập trung sự chú ý vào những gì cao thượng, ưu việt hơn, và do đó nâng tất cả các phẩm chất của tâm trí lên tới những trạng thái đó. Khi đã biết điều này, chúng ta cần phải nâng cao tất cả mọi nỗ lực trong cuộc sống để hướng tới những khả năng nằm ngoài những khả năng hiện tại nếu chúng ta muốn vun đắp và củng cố thái độ khát vọng.

Khi chúng ta chỉ đơn thuần có tham vọng, chúng ta cố gắng vươn lên với những gì chúng ta hiện là và cố gắng tạo một dấu ấn cho bản thân bằng những sức mạnh chúng ta đã có; nhưng khi chúng ta được thắp sáng bởi ngọn lửa khát vọng chúng ta đang tìm cách làm cho bản thân mình lớn hơn, mạnh mẽ hơn và vượt trội hơn đối với những gì chúng ta là bây giờ; và biết rằng một ánh sáng vĩ đại sẽ không thể bị che mờ được, và rằng bất kỳ ai có sức mạnh vĩ đại chắc chắn sẽ đạt được những mục tiêu mà họ hướng tới.

Tâm trí tham vọng tìm cách làm cho một ngọn đèn nhỏ tỏa sáng vượt xa khả năng của nó, và qua nỗ lực này cuối cùng tự làm kiệt sức mình. Ngược lại, một tâm trí khát vọng tìm cách làm cho ngọn đèn ngày càng lớn hơn, và biết rằng ngọn đèn càng lớn thì nó sẽ tỏa sáng càng xa, và không cần phải nỗ lực nhiều để khiến cho những tia sáng mạnh mẽ của nó làm việc hiệu quả.

Nhưng trong việc thái độ khát vọng nhìn xa hơn nhân cách cá nhân, nó không nhất thiết phải nhìn ra bên ngoài bản thân của cá nhân đó. Mục đích của trạng thái khát vọng là để tìm thấy và sở hữu những sức mạnh kỳ diệu từ thê giới vĩ đại bên trong, bởi vì những gì được tìm thấy ở bên trong sẽ được thể hiện ở bên ngoài. Do đó, khi chúng ta liên tục vượt lên trên nhân cách cá nhân, chúng ta liên tục mở rộng nhân cách cá nhân, và do đó tăng cường khả năng hoàn thành ngày càng nhiều điều hơn cho đến khi chúng ta có thể đạt được hầu hết tất cả những gì chúng ta có trong tầm ngắm.

Do đó, thái độ khát vọng không bao giờ nên rời khỏi tâm trí cho dù chỉ là một khoảnh khắc; mà ngược lại, chúng ta nên giữ cho tâm trí tập trung vào những khả năng vô hạn bên trong chúng ta, và khao khát sâu sắc với toàn bộ trái tim và tâm hồn để hiện thực hóa những khả năng đó ngày càng nhiều hơn trong cuộc sống thực tế.

Thái độ hài lòng có thể được coi là chị em sinh đôi của khát bọng, và chức năng quan trọng của nó là ngăn chặn khát vọng khỏi quên mất những gì nó đã đạt được. Khi không có sự hài lòng, hiện tại ít hay nhiều trông có vẻ cằn cỗi, và khi không có khát vọng thì hiện tại trổng có vẻ vừa đủ. Nhưng hiện tại không bao giờ cằn cỗi và cũng không bao giờ hoàn toàn đủ. Hiện tại đầy ắp những thứ có giá trị cực kỳ cao nếu chúng ta có thể rèn luyện bản thân để nhìn thấy chúng.

Tuy nhiên những thứ này vẫn là không đủ đối với một linh hồn đang tiến lên. Những điều lớn lao hơn đang đứng ở phía trước và đó là một đặc ân để chúng ta tiến lên và hiện thực hóa những điều lớn lao hơn này. Vì vậy, chúng ta kết luận rằng thái độ đúng đắn của tâm trí trong vấn đề này là luôn luôn hài lòng với mọi thứ như chúng là trong hiện tại, và đồng thời liên tục vươn tới những điều lớn lao hơn.

Khi không có sự hài lòng, hiện tại không được tận dụng một cách trọn vẹn và chúng ta không thể đạt được những điều lớn lao hơn cho đến khi chúng ta tận dụng trọn vẹn nhứng gì đã nhận được. Khi không có khát vọng, hiện tại được sử dụng đi sử dụng lại như không khí trong một căn phòng kín, và kết quả là sự trì trệ về mặt tinh thần, dẫn đến sự thất bại và cuối cùng là sự sụp đổ.

Khi chúng ta nhìn vào vấn đề này từ góc độ khác, chúng ta thấy rằng tâm trí không hài lòng không thể phát triển được; và tâm trí này cũng không thể vận dụng tốt những sức mạnh mà nó hiện sở hữu.

Do đó, mọi khoảnh khắc cần phải đầy ắp sự hài lòng và sự thỏa mãn hoàn hảo, nhưng mọi khoảnh khắc cũng cần phải được thắp sáng với mong muốn mạnh mẽ để đạt được những thành tựu và trí tuệ lớn hơn nữa. Khi đã có trạng thái hoàn hảo này – trạng thái của sự hài lòng và khát vọng hợp nhất, chúng ta sẽ thấy rằng cuộc sống là một bữa tiệc liên tục, mỗi món tiếp theo đều ngon hơn món trước đó. Chúng ta cũng sẽ thấy cuộc sống như vậy là một con đường dẫn đến sự phát triển liên tục và những niềm vui không ngừng.

Vất bất kỳ những gì đến với chúng ta mỗi ngày sẽ là điều tốt nhất cho chúng ta vào ngày hôm đó. Khi chúng ta sống, suy nghĩ và hành động theo cách này, chúng ta sẽ sớm nhận ra rằng những điều tốt nhất đang đến với chúng ta hàng ngày, và điều tốt nhất của mỗi ngày đều tốt hơn điều tốt nhất của ngày hôm trước. Kết quả sẽ là sự hài lòng hoàn hảo, và điều này sẽ đặt cuộc sống của bạn vào một vị trí nơi nó có thể tiếp nhận, ở đây và bây giờ, tất cả những gì Hiện tại Vĩnh hằng vĩ đại có thể ban tặng.

Nói tóm lại, khi chúng ta sống với thái độ để cho phép khoảnh khắc hiện tại được đầy ắp với tất cả sự giàu có mà nó có thể chứa đựng, thì khi đó chúng ta sẽ có một tâm trí mãn nguyện và một tâm trí không ngừng phát triển, một tâm trí có thể được mô tả là một bữa tiệc không ngừng.

 

Chương tiếp theo: [5]


Instagram


English original: Part 4

The three states of mind mentioned in the previous chapter will naturally lead us to a place where results can be secured, but how great these results are to be will depend upon the loftiness of our aim. Therefore a mental state will be required that will constantly center attention upon the high places of attainment, and such a state we find in aspiration. But here we must know the difference between aspiration and ambition especially when they act separately. When ambition acts aside from aspiration the aim of the mind will be to promote the personal self by calling into action only those powers that are now active in the personal self. Such an action, however, tends to separate the personality from the greater powers within which will finally produce a condition of personal inferiority. We have seen this fact illustrated so frequently that it has become proverbial to say that personal ambition when in full control of the mind invariably leads to personal downfall.

It is a well known fact that no mind that is simply ambitious can ever become great, and the reason is that personal ambition prevents mind and consciousness from ascending into those superior states of thought and power which alone can make greatness possible. This ascension of mind and consciousness, however, invariably takes place through the attitude of aspiration, and therefore the force of ambition should always be inspired by the spirit of aspiration. Both are necessary and they must combine perfectly in every case if results worth while are to be realized.

The attitude of aspiration causes the mind to think of the marvels that lie beyond present attainment and thereby inspires the creation of great thoughts which is vastly important. There must be great thoughts before the mind can become great, and the mind must become great before great results can be secured.

Aspiration concentrates attention upon superiority always and therefore elevates all the qualities of the mind into that state. This being true every effort in life should be directed towards those possibilities that lie beyond the present attainment if we wish to cultivate and strengthen the attitude of aspiration. When we are simply ambitious we proceed as we are and seek to make a mark for ourselves with what power we already possess; but when we are alive with the spirit of aspiration we seek to make our selves larger, more powerful and far superior to what we are now, knowing that a great light cannot be hid, and that anyone with great power must invariably reach the goal he has in view. The ambitious mind seeks to make a small light shine far beyond its capacity, and through this effort finally wears itself out. The aspiring mind, however, seeks to make the light larger and larger, knowing that the larger the light becomes the further it will shine, and that no strenuous efforts will be required to push its powerful rays into effectiveness. But when the attitude of aspiration looks beyond the personal self it does not necessarily look outside of the self. The purpose of aspiration is to enter into the possession of the marvels of the great within because what is found in the within will be expressed in the without. Therefore, when we constantly rise above the personal self we perpetually enlarge the personal self, thus gaining the capacity to accomplish more and more until we finally accomplish practically everything we have in view. The attitude of aspiration therefore should never leave the mind for a moment; but we should on the contrary keep the mental eye single upon the boundless possibilities that are within us and deeply desire with heart and soul a greater and a greater realization of those possibilities in practical life.

The attitude of contentment may truthfully be said to be the twin sister of aspiration and its important function is to prevent aspiration from losing sight of what has already been gained. When contentment is absent the present seems more or less barren, and when aspiration is absent the present seems sufficient. But the present is never barren nor is it ever sufficient. The present is rich with many things of extreme value if we only train ourselves to see them. These things, however, are not sufficient to the advancing soul. Greater things are at hand and it is our privilege to press on through the realization of those greater things. We must therefore conclude that the true attitude of mind in this connection is to be content with things as they now are, and at the same time reach out constantly for greater things.

When contentment is absent the present is not fully utilized and we cannot attain the greater things until we have fully employed what has already been received. When aspiration is absent the present is used over and over again like the air in a closed room, and the result must be mental stagnation to be followed by failure and final extinction. When, we look at this subject from another point of view we find that the mind that is not contented cannot be developed; nor can such a mind make the best use of the powers it may now possess. Every moment therefore should be filled with contentment and perfect satisfaction, but every moment should also be filled with a strong desire for still greater attainments and achievements. In such a state where contentment and aspiration are combined we shall find life to be a continual feast, each course being more delicious than the one preceding. We shall also find such a life to be the path to perpetual growth and continuous joy.

To cultivate the state of contentment we should live in the conviction that all things are working together for good, and that what is best for us now is coming to us now. The truth is that if we are trying to make all things work together for good, and live in the faith that we can, we actually will so order things in our life that all things will work together for good. And what comes to us every day will be the very best for us that day. When we live, think and act in this manner we shall soon find that the best is daily coming to us, and that the best of each day is better than that of the day preceding. The result will be perfect contentment, and the placing of life in that position where it can receive in the great eternal now all that the great eternal now has to give. In brief, when we so live that we permit the present moment to be filled with all the richness that it can hold, then we shall have the contented mind and the ever-growing mind, the mind that is proverbially described as a continuous feast.



Download Book HERE.

1 view0 comments

Comments

Rated 0 out of 5 stars.
No ratings yet

Add a rating
bottom of page